Trong kinh doanh, việc quản lý tốt doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng, giúp cho đơn vị đi vào hoạt động và vận hành hiệu quả. Chính vì thế, nắm rõ các vấn đề liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ góp phần làm chủ nguồn lực tài chính. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp là gì và chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì.
Mục Lục
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
Để nắm rõ chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì, bạn cần phải định nghĩa được yếu tố quan trọng này. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc.
Nhìn chung, chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí phát sinh trong cả quá trình doanh nghiệp hoạt động, những vấn đề liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí bao quát tất cả những hoạt động của cả doanh nghiệp, không tính riêng cho bất cứ một vấn đề cụ thể nào. Chi phí quản lý sẽ thay đổi linh hoạt tùy vào phương thức điều hành của các doanh nghiệp.
Trong tất cả những loại chi phí doanh nghiệp/công ty cần có thì chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố cấu thành trọng điểm nhất. Chính vì thế, việc quản lý tốt và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý này sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực tài chính, giúp đơn vị phát triển lớn mạnh.

Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu? Nói một cách đơn giản, trong một tổ chức, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ nên thấp hơn hoặc tương đương với doanh thu. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp/công ty vừa thành lập ở giai đoạn đầu, có thể có chi phí quản lý cao hơn so với doanh thu đạt được.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm gì?
Sau khi tìm hiểu khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp, các bạn đọc cũng cần nắm rõ chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì, từ đó giúp cho việc vận hành, quản lý và kiểm soát các hoạt động của công ty/doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những yếu tố sau đây:
- Chi phí nhân viên quản lý: Đây được xem như là một loại chi phí rất quan trọng trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, là toàn bộ những khoản tiền mà một công ty/doanh nghiệp phải trả cho những người quản lý doanh nghiệp (là tiền lương, bảo hiểm y tế – xã hội và tiền phụ cấp của nhân viên quản lý các cấp, các bộ phận và ban giám đốc của công ty/doanh nghiệp).
- Chi phí vật liệu quản lý: Được hạch toán trong tài khoản 642.2. Đây là toàn bộ những chi phí được chi trả cho việc mua những vật liệu phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp (công cụ, thiết bị văn phòng phẩm, vật liệu được dùng để sửa chữa những tài sản cố định).
- Chi phí đồ dùng văn phòng: Được hạch toán trong tài khoản 642.3. Đây là loại chi phí được dùng để mua các dụng cụ và đồ dùng trong văn phòng.
- Khấu hao tài sản cố định: Được hạch toán trong tài khoản 642.4. Đây là chi phí của khoản khấu hao những tài sản dùng chung trong toàn bộ công ty/ doanh nghiệp (máy móc, trang thiết bị quản lý, văn phòng,…)
- Thuế và các lệ phí: Được hạch toán trong tài khoản 642.5, gồm toàn bộ những khoản tiền dùng để đóng thuế môn bài, phí thuê đất,…
- Chi phí dự phòng: Được hạch toán trong tài khoản 642.6. Chi phí này bao gồm toàn bộ khoản dự phòng nợ khó đòi, chi phí phải trả (tính vào chi phí cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp).
- Chi phí mua ngoài: Được hạch toán trong tài khoản 642.7, là toàn bộ khoản tiền phải trả để thuê, mua những dịch vụ ngoài doanh nghiệp nhằm phục vụ cho công tác quản lý.
- Một số chi phí khác: phí công tác, tiền xe, tàu, máy bay,…
Nắm rõ những định mức chi phí quản lý doanh nghiệp kể trên sẽ giúp doanh nghiệp/công ty của bạn hoạt động một cách có hệ thống và đạt được hiệu quả.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cần lưu ý
Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên cạnh chi phí quản lý doanh nghiệp là gì và chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm gì, cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của một tổ chức.
Bên Nợ
- Là toàn bộ những chi phí phát sinh thực tế trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những khoản dự phòng phải thu khó đòi, các khoản phải trả cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên Có
- Toàn bộ những khoản tiền được ghi giảm trong các chi phí dùng để quản lý doanh nghiệp.
- Tiền hoàn nhập cho những khoản dự phòng phải thu khó đòi và chi phí phải trả của doanh nghiệp.
- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh trong tài khoản 911.
Các chủ doanh nghiệp/công ty cần nghiên cứu thật cẩn thận về các loại chi phí, hiểu được chi phí doanh nghiệp gồm những gì cùng với cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp để có thể định hình và phát triển những hoạt động của tổ chức.

Kinh nghiệm tính toán chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Cùng với việc cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, bạn cũng cần phải biết cách tính toán và cân bằng giữa các yếu tố nhằm vận hành tổ chức một cách tốt nhất. Để có thể thực hiện được điều này, việc nắm rõ chi phí doanh nghiệp bao gồm những gì là việc không thể bỏ qua.
Trước tiên, các doanh nghiệp cần đặt ra định mức quản lý doanh nghiệp, bởi đây là một chi phí chiếm tỷ lệ không hề nhỏ so với doanh thu. Chính vì vậy, định mức là một công cụ có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận.

Lập danh sách chi tiêu cho tài sản
Yếu tố đầu tiên có thể giúp tối ưu các chi phí của doanh nghiệp đó là lập danh sách chi tiêu cho tài sản. Bằng nghiệp vụ này, bộ phận kế toán có thể dễ dàng nắm rõ và kiểm soát số lượng tài sản công ty đang sở hữu, những hiện vật cần được bổ sung, thay mới và những đồ dùng cần được sửa chữa. Bên cạnh đó là hàng loạt những chi phí phát sinh mà doanh nghiệp cần phải quản lý tốt, đặt ra định mức và kiểm soát chặt chẽ.
Lập danh sách các loại chi phí phụ thu
Phí phụ thu là những khoản được thu thêm, đính kèm với phần thu chính, bao gồm các yếu tố như thuế phụ thu, những khoản phụ thu cần được doanh nghiệp tính toán, đo lường và xác định những hoạt động, những sản phẩm nào sẽ bị đánh phí phụ thu. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát được chi phí phát sinh trong việc quản lý tổ chức của mình.
Xác định tiền dự trù
Là dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi hoặc những khoản phải trả. Thông thường, doanh nghiệp cần phải xác định và liệt kê được những khoản nợ nào là nợ khó đòi, những khoản phải trả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sắp tới để có thể cân bằng, dự trù cho những tình huống trên, từ đó tránh được rủi ro thanh toán.
Qua những chia sẻ từ bài viết trên Meeyland chia sẻ, có thể thấy được rằng việc nắm bắt khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp, hiểu rõ chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì sẽ giúp các bạn làm tốt hơn trong công tác vận hành, quản lý tổ chức của mình. Thông qua đó có thể hạn chế được rất nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh và giúp doanh nghiệp phát triển.