Thủ tục đầu tiên phải làm khi lên nhà mới là gì? Chắc chắn là bài cúng nhập trạch rồi đúng không các bạn? Tuy nhiên, không phải bài cúng nào cũng được các bạn nhé. Bài cúng về nhà mới phải là bài cũng thể hiện được sự thành tâm của gia chủ, là sự thành khẩn nhờ thần linh và tổ tiên chứng giám. Vậy bài cũng nhập trạch về nhà mới như thế nào là chuẩn? Bài viết này Meeyland sẽ cho bạn câu trả lời.

Mục Lục
Bài cúng nhập trạch là gì?
Bài cúng nhập trạch hay còn gọi là bài cúng vào nhà mới. Đây là một phong tục không thể thiếu của người Việt trước khi về nhà mới. Thủ tục nhập trạch của người Việt khá rườm rà nhưng nếu chúng ta thực hiện tuần tự theo các bước thì cũng rất dễ thực hiện.
Thường thì trước khi thực hiện bài cúng nhập trạch thì gia chủ phải thắp nhang trình các bị thần linh và tổ tiên của gia chủ sau đó mới đọc bài cúng nhà mới. Tuy nhiên, người cúng phải nhớ là đọc bài cúng với sự thành tâm của người làm lễ. Chúng ta có thể đọc thành tiếng hoặc cũng có thể đọc nhẩm ở trong đầu đều được.

Nói như vậy có vẻ rất dễ đúng không nào? Tuy nhiên không phải ai cũng biết được bài cúng nhập trạch một cách chuẩn xác. Cụ thể như biết được đích xác các vị thần thánh ngự trị trên đất. Hay cách thành văn của bài khấn như thế nào là chuẩn xác…Chính những điều này sẽ làm cho nhiều người dễ bị quên và khá lúng túng khi thực hiện. Điều này chắc chắn sẽ làm cho bài khấn của gia chủ bị ảnh hưởng và không thể hiện được sự thành tâm cần phải có.
Thường một bài khấn nhập trạch sẽ gồm 2 phần: Phần thứ nhất đó là bài khấn xin thần linh được nhập trạch, phần thứ hai là khấn xin cho gia chủ được chuyển về nhà mới. Đối với bài cúng thứ hai sẽ có nội dung là xin cho ông bà, tổ tiên được về thờ phụng tại nhà. Trình tự phải được thực hiện đúng theo các bước, thể hiện được sự tôn nghiêm và sự kính trọng của gia chủ dành cho thần linh và tổ tiên.
Cách đọc một bài cúng nhập trạch.
Đối với những bài cúng thì đa số không nhất thiết chúng ta phải học thuộc. Bài cúng nhập trạch cũng vậy. Gia chủ có thể in thành 2 tờ giấy để khi cúng có thể cầm đọc cũng được. Tuy nhiên, điều bắt buộc mà người khấn cần phải làm được đó là sự thành tâm và thể hiện sự kính trọng khi đọc văn khấn.
Hiện nay, rất nhiều người mượn thầy cúng về cúng cho gia đình. Tuy nhiên, theo đúng nguyên tắc thì người đọc văn khấn nhà mới phải là người trụ cột của gia đình. Cụ thể như ông, cha hoặc con trai trưởng… Tuy nhiên tùy từng hoàn cảnh của mỗi gia đình mà chúng ta lựa người khấn cho phù hợp. Nếu gia đình bạn không có nam giới hoặc nam giới vắng nhà thì mẹ hoặc vợ vẫn có thể thay thế.
Cách đọc bài cúng nhập trạch về nhà mới
Có một vấn đề mới về nhập trạch mà xã hội bây giờ đang rất phổ thông đó là nhập trạch tại các căn hộ chung cư. Vậy bài cúng nhập trạch về nhà mới có gì khác không? Thực tế, với bài cúng nhập trạch khu chung cư thì mỗi gia đình khi cúng phải viết thêm phần địa chỉ vào văn khấn. Địa chỉ càng chi tiết sẽ càng tốt cụ thể như: Số phòng, tầng, tòa nhà, khu vực nhà chung cư…
Trình tự thực hiện nghi lễ nhập trạch nhà mới tại các khu chung cư cũng được tiến hành tuần tự như đối với nghi lễ nhập trạch nhà mới thông thường khác. Cách thực hiện như thể nào chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn ở phần tiếp theo của bài viết.
Quy trình nhập trạch theo phong thủy như thế nào?
Các cụ ta đã có câu “lời mời to hơn mâm cỗ”, là người con đất Việt phải luôn ghi nhớ điều này. Để nghi lễ nhập trạch đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam thì bài cúng nhập trạch như là một lời mời của gia chủ tới các vị thần linh, tổ tiên về chứng giám và phù hộ. Do đó để thành tâm gia chủ không thể làm một cách qua loa và đại khái.
Mâm lễ nhập trạch to hay nhỏ đều không quan trọng mà quan trọng là phải thể hiện được sự thành tâm của người làm lễ. Quy trình nhập trạch khi lên nhà mới có thể thêm hoặc bớt một số nghi lễ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên gia chủ cũng nên tiến hành tuần tự theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xem và ấn định ngày lên nhà mới.
Việc chọn ngày lên nhà mới rất quan trọng, bởi trong một tháng hay một năm đều có ngày tốt và ngày xấu. Mục đích của việc xem ngày là chọn được ngày tốt hợp với tuổi của gia chủ với mong muốn gia đình lên nhà mới gặp được nhiều may mắn.

Việc chọn ngày tốt để nhập trạch sẽ có 3 cách xem. Gia chủ có thể chọn 1 trong 3 đó là: Xem ngày tốt theo hướng nhà, xem ngày theo giờ hoàng đạo và xem ngày theo tuổi. Đối với cách 2 bạn có thể xem trên các trang Web chính thống để tìm giờ hoàng đạo, còn cách 1 và 3 thì chúng ta có thể tìm thầy phong thủy để xem cho chuẩn xác.
Bước 2: Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch
Đây là một nghi lễ không thể thiếu khi tiến hành nhập trạch. Tuy nhiên, mâm cúng nhập trạch không nhất thiết phải mâm cao, cỗ đầy. Tùy từng điều kiện hoàn cảnh của gia đình mà gia chủ sắm lễ vật cho phù hợp. Quan trọng là sự thành tâm, được thể hiện trong bài cúng nhập trạch của gia chủ.
Tuy nhiên chúng tôi có thể gợi ý giúp các bạn sắp một số lễ vật cần thiết như sau: Thường thì một mâm cỗ cúng nhập trạch gồm 3 phần đó là: Mâm ngũ quả, hương hoa và một mâm thức ăn. Chúng ta có thể bày chung hoặc riêng tùy ý.
- Đối với mâm ngũ quả: Sẽ chọn 5 loại quả tươi, ngon và theo mùa các bạn nhé. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải là 5 quả, gia chủ có thể chuẩn bị ít hoặc nhiều hơn số lượng trên. Tuy nhiên số quả phải lẻ các bạn nhé.
- Về phần hương hoa của mâm lễ: Gia chủ nên chuẩn bị một trong 3 loại hoa là: Cúc, ly hoặc hồng tùy ý. Tuy nhiên hoa tươi là tốt nhất. Ngoài ra còn phải chuẩn bị cặp đèn cây hoặc cặp nến, vàng mã, 3 hũ đựng gạo, trầu cau, muối và nước.

- Còn mâm cỗ để cúng về nhà mới gia chủ có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn. Đối với mâm cỗ mặn có thể gồm: 1 miếng thịt lợn luộc, 1 quả trứng gà luộc, tôm luộc, 1 con gà luộc, 1 miếng thịt quay. Gia chủ có thể chọn 1 trong các món trên cũng được. Ngoài ra còn có xôi, cháo và các món ăn khác nếu gia chủ có điều kiện. Còn một mâm cỗ chay chỉ cần có các món sau: Canh rau củ, củ quả xào, xôi đậu, đậu hũ, bánh kẹo, chè…
- Ngoài ra mâm cũng nhập trạch còn phải chuẩn bị thêm 3 ly trà, 3 điếu thuốc và 3 ly rượu để cúng.
Mâm cỗ cúng nhập trạch cũng không khó thực hiện đúng không các bạn? Hy vọng với những gợi ý trên gia chủ sẽ chủ động hơn trong khâu chuẩn bị.
Bước 3: Tiến hành nghi lễ nhập trạch
Khi đã chuẩn bị xong toàn bộ những nội dung trên, gia chủ sẽ tiến hành tuần tự các bước như sau:
- Việc đầu tiên cần làm đó là nhóm bếp than ở cửa chính. Để đỡ mất thời gian chờ than cháy, gia chủ có thể nhóm trước khi chuyển đồ.
- Tiếp theo là chuẩn bị đồ cúng và xếp ngay ngắn trên mâm. Mọi đồ đạc để cúng đã được chuẩn bị sẵn, trước khi chuyển tới nhà mới.
- Bước tiếp theo là chuyển bát hương vào nhà mới. Theo đúng phong tục thì chủ nhà sẽ là người bê bát hương bước qua bếp than. Hai thay cầm bát hương và bài vị của gia tiên. Tuy nhiên các bạn phải lưu ý khi bước vào nhà chúng ta sẽ bước chân trái trước, chân phải sau.
- Khi gia chủ đi trước thì các thành viên khác sẽ bước theo sau. Lưu ý là cũng phải bước qua bếp than các bạn nhé. Đồng thời trên tay mỗi người đều phải cầm một đồ vật tượng trưng cho sự may mắn tới gia chủ như: Bếp, chổi, đệm, gạo, tiền bạc, muối…
- Việc đầu tiên khi gia chủ bước vào cần làm đó là mở toàn bộ các cánh cửa, đồng thời bật điện cho ngôi nhà có sự thông thoáng, vận khí tốt.
- Các thành viên khác trong gia đình sẽ sắp xếp đồ cúng trên bàn thờ thần tài, bàn thờ gia tiên. Mâm lễ cúng sẽ được đặt ở giữa nhà, tuy nhiên nên lưu ý là quay về hướng hợp với tuổi của gia chủ.

- Trước khi tiến hành đọc bài cúng nhập trạch thì việc gia chủ cần làm đó là thắp nhang. Các thành viên khác sẽ đứng nghiêm trang trước mâm cúng và chắp hai tay và gia chủ sẽ là người đọc văn khấn.
- Khi khấn xong, chờ nhang tàn gia chủ phải bật bếp, đun nước và pha trà dâng lên đặt ở mâm cúng. Việc bật bếp, nấu nước có ý nghĩa tạo sự sống cho ngôi nhà.
- Bước tiếp theo cần làm đó là khi nhang tàn, gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng. Khi tiền vàng đã cháy hết gia chủ sẽ lấy rượu tưới lên tro. Lúc này coi như nghi lễ nhập trạch của bạn đã được hoàn tất.
- Cuối cùng là việc sắp xếp đồ đạc về nhà mới sẽ được tiến hành một cách bình thường.
Hy vọng với những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp đã giúp nhiều gia chủ biết thêm được nhiều thủ tục khi tiến hành nhập trạch. Hơn thế nữa là biết được tầm quan trọng của bài cúng nhập trạch. Chúc gia chủ gặp nhiều may mắn và thành công khi dọn về nhà mới.
>>>Xem thêm: cách đặt tỳ hưu trên bàn thờ thần tài